image banner
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2022-2025

Giai đoạn 2016-2021, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ của các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thành, thị, sự nỗ lực cố gắng của toàn ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, công tác giáo dục nghề nghiệp (GDNN) tỉnh Phú Thọ đã đạt được nhiều kết quả quan trọng: Nhận thức của xã hội, người dân, doanh nghiệp về GDNN đã có những chuyển biến tích cực; số lượng người tham gia vào GDNN ngày càng tăng; tỷ lệ người học sau tốt nghiệp có việc làm cao, thu nhập ổn định. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về GDNN từng bước được hoàn thiện; mạng lưới cơ sở GDNN được rà soát, sắp xếp phù hợp, đa dạng về loại hình và trình độ đào tạo; các điều kiện bảo đảm chất lượng ngày càng được tăng cường; xuất hiện ngày càng nhiều mô hình đào tạo đào tạo gắn với nhu cầu của doanh nghiệp, đào tạo theo các ngành nghề trọng điểm, góp phần quan trọng vào nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thực hiện thành công các nhiệm vụ của ngành và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Tuy nhiên, trước yêu cầu ngày càng cao về chất lượng nguồn nhân lực của thị trường lao động trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của kinh tế số, kinh tế tri thức, dưới tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và xu thế dịch chuyển nhân lực trên thị trường lao động quốc tế, GDNN tỉnh Phú Thọ vẫn còn một tồn tại nhất định. Tỷ lệ lao động qua đào tạo GDNN chưa cao; cơ cấu ngành, nghề đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; chất lượng, hiệu quả đào tạo của nhiều cơ sở GDNN chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu nhân lực của các ngành, địa phương và đơn vị sử dụng lao động...

Những tồn tại trên do nhiều nguyên nhân trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Nhận thức của xã hội về GDNN còn chưa đầy đủ; xã hội hóa GDNN chưa nhiều; triển khai tự chủ trong một số cơ sở GDNN còn chậm; hợp tác giữa cơ sở GDNN và doanh nghiệp chưa chặt chẽ; chưa thực hiện tốt dự báo nhu cầu nhân lực về quy mô, cơ cấu, trình độ làm cơ sở cho đổi mới kế hoạch hóa và nâng cao chất lượng GDNN.

Trên cơ sở xác định nguyên nhân của những tồn tại nêu trên, nhằm tiếp tục đổi mới, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng đào tạo và hiệu quả của GDNN, giai đoạn 2022-2025 cần tập trung một số giải pháp cụ thể như sau:

Một là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, ngành đối với GDNN, huy động sự tham gia của toàn xã hội đối với việc đổi mới, nâng cao chất lượng GDNN. Đẩy mạnh và đa dạng hóa các hoạt động truyền thông GDNN.

Hai là, thực hiện có hiệu quả Quy hoạch mạng lưới cơ sở GDNN theo hướng mở, bảo đảm quy mô, cơ cấu, hợp lý về ngành, nghề, trình độ đào tạo (đa ngành, chuyên ngành), vùng miền, chuẩn hóa, hiện đại hóa, có phân tầng chất lượng. Tiếp tục sáp nhập hoặc giải thể các cơ sở GDNN yếu kém, hoạt động không hiệu quả, không đủ năng lực triển khai tự chủ. Khuyến khích thành lập mới cơ sở GDNN tư thục, cơ sở GDNN của doanh nghiệp và có vốn đầu tư nước ngoài. Đy mạnh phân lung, thu hút học sinh tt nghiệp trung học cơ sở vào học nghề.

Ba là, chuẩn hóa các điều kin bảo đảm chất lượng trong hệ thống GDNN; phát triển h thng đảm bảo chất lượng. Chỉ đạo các cơ sở GDNN xây dựng, ban hành và áp dụng chuẩn đầu ra, các chuẩn về điều kiện bảo đảm chất lượng, các định mức kinh tế - kỹ thuật cho từng ngành, nghề. Đẩy mạnh kiểm định và tự kiểm định chất lượng GDNN. Đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hóa cho nhà giáo, cán bộ quản lý GDNN, người dạy tại các doanh nghiệp. Từng bước đổi mới chương trình đào tạo theo định hướng năng lực thực hiện. Tập trung đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trường chất lượng cao, trường được lựa chọn đầu tư nghề trọng đim, đáp ứng yêu cu của cuộc Cách mạng công nghiệp ln thứ tư.

Bốn là, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực hoạt động GDNN. Xây dựng phần mềm quản lý hoạt động, số hoá cơ sở dữ liệu về GDNN, đảm bảo sự liên thông kết nối giữa các cơ quan quản lý nhà nước các cấp về GDNN đối với hoạt động của các cơ sở GDNN; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, kết nối thông tin về cung cầu việc làm, đào tạo giữa các cơ quan quản lý, doanh nghiệp và cơ sở đào tạo.

Năm là, tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, khuyến khích doanh nghiệp tham gia hoạt động GDNN. Phát huy vai trò của các đơn vị sử dụng lao động, người sử dụng lao động, hiệp hội nghề nghiệp trong đổi mới, nâng cao chất lượng GDNN. Chú trọng phát triển tinh thần khởi nghiệp trong GDNN.

Sáu là, đẩy mạnh tự chủ của các cơ sở GDNN gắn với trách nhiệm giải trình, cơ chế đánh giá độc lập, sự kiểm soát của nhà nước, giám sát của xã hội. Từng bước thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở GDNN để nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo GDNN. Thực hiện chuyển đổi hoạt động của các cơ sở GDNN công lập đủ điều kiện sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, hạch toán như doanh nghiệp. Thực hiện cơ chế tự chủ đi đôi với trách nhiệm giải trình, tăng cường sự kiểm tra, giám sát của nhà nước và xã hội.

Bảy là, tiếp túc thực hiện xã hội hóa và hợp tác quốc tế đối với GDNN./.

Bùi Hồng Phượng - P.Giáo dục nghề nghiệp

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
CƠ QUAN CHỦ QUẢN: SỞ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH PHÚ THỌ
Địa chỉ: Đường Nguyễn Tất Thành, Trưng Vương, Việt Trì, Phú Thọ

Điện thoại: 0210.3.846.594; Email: soldtbxh@phutho.gov.vn

Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử số 02/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/4/2016

Chịu trách nhiệm chính: Bà Phạm Thị Thu Hương, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
 Chung nhan Tin Nhiem Mang